giỏ hàng
Giỏ hàng

Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh

Là một doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp và là một doanh nghiệp nhỏ không là điều dễ dàng, đặc biệt khi có khả năng bạn phải đối mặt với các ông lớn trên thương trường. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, bất kể loại hình kinh doanh là gì. Một trong những câu hỏi lớn nhất mà một doanh nghiệp mới thành lập phải đối mặt là “Tôi nên bắt đầu từ đâu?” Câu trả lời hợp lí cho vấn đề này có lẽ nên bắt đầu với kế hoạch thực tiễn của doanh nghiệp và nên bao hàm trong đó chiến lược "phân tích đối thủ cạnh tranh" như một thành phần cơ bản.
 
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Là một doanh nghiệp mới Bạn không thể vung tiền vào mọi nơi trong khi còn rất nhiều việc phải lo khi là một doanh nghiệp mới (mà phần lớn đều liên quan đến tài chính). Do đó rất dễ làm nản lòng các chủ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải không có cách. Một trong những cách đó là phân tích đối thủ cạnh tranh và PPC giúp bạn biết đối thủ đang làm gì và có một chiến lược marketing dễ dàng hơn.
Doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp đã có tên tuổi trong thị trường của mình và có những chương trình marekting giúp họ xây dựng danh tiếng. Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh gay gắt nếu phải đối mặt với những tên tuổi lớn ấy và một trong những việc bạn có thể làm là phân tích đối thủ cạnh tranh để tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp mình. Lẽ dĩ nhiên bạn vẫn có thể cạnh tranh với những ông lớn trong ngành và sẽ dễ dàng hơn nhiều cho ta nếu biết được các đối thủ khác đang làm gì. Đó là sự khởi đầu tốt nhất dành cho bạn.
Việc đầu tiên, trong việc phân tích và tìm ra những đối thủ cạnh tranh của công ty thì cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm, những người có thể đưa ra những cách mới hay khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó. Công ty cần phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị trường.
Công ty cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh/ yếu và các cách phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới của họ. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh. Biết được các cách phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn và định thời gian thực hiện các biện pháp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanhPhân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.
Dù phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp lại tiến hành quá trình phân tích này một cách thiếu hệ thống. Thay vì vậy, họ vận hành dựa trên cái gọi là “ấn tượng, phỏng đoán, và trực giác thu thập được từ những mẩu tin nhỏ về đối thủ cạnh tranh mà mỗi trưởng phòng hay nhận được”. Kết quả là những phương pháp thu thập thông tin truyền thống này đặt nhiều doanh nghiệp vào những điểm mù nguy hiểm trong cạnh tranh do thiếu một hệ thống phân tích cạnh tranh triệt để.
Nguồn kiến thức vượt trội về đối thủ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn và không vi phạm pháp luật. Lợi thế cạnh tranh giúp tạo ra giá trị khách hàng ưu việt so với đối thủ trên thị trường. Tính chất cuối cùng của giá trị khách hàng là giá trị vượt trội. Giá trị khách hàng được xây dựng dựa trên tương quan với giá trị đối thủ cạnh tranh mang lại, điều này khiến cho kiến thức về đối thủ trở thành một thành phần thiết yếu trong chiến lược. Định hình đối thủ hỗ trợ những mục tiêu chiến lược theo 3 cách. Thứ nhất là xác định được nhược điểm của đối thủ để tấn công. Thứ 2 là cho phép dự báo được bước đi và phản ứng chiến lược của đối thủ trước những chiến lược của mình, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh khác, và những thay đổi của môi trường kinh doanh. Thứ ba là tạo ra sự linh hoạt cho chiến lược của tổ chức. Những chiến lược tấn công có thể được triển khai một cách nhanh chóng nhằm khai thác cơ hội và các thế mạnh. Tương tự, các chiến lược phòng vệ cũng được triển khai một cách khéo léo nhằm đối mặt với những đe dọa từ các đối thủ khi họ tấn công vào điểm yếu của mình.
Rõ ràng, những doanh nghiệp áp dụng hệ thống định hình đối thủ chặt chẽ sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn. Chính vì vậy, khả năng định hình và "phân tích đối thủ cạnh tranh" một cách toàn diện nhất sẽ trở thành một năng lực cốt lõi để thành công trong cạnh tranh. Điều này có thể so sánh như bạn biết trước đối thủ sẽ đi bước nào kế tiếp trong ván cờ. Bằng cách đi trước đối thủ một bước, cơ hội chiến thắng sẽ càng cao. 
Thu thập dữ liệu truyền thông của đối thủ có thể tiết lộ thông tin về chiến lược tiếp thị và thị trường mục tiêu của đối thủ. Những thay đổi trong chủ đề quảng cáo có thể tiết lộ những sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, chiến lược thương hiệu mới, chiến lược định vị mới, chiến lược phân khúc mới, mở rộng hay thu hẹp dòng sản phẩm, vấn đề với định vị cũ, những thấu hiểu khách hàng rút ra từ nghiên cứu thị trường và sản phẩm, hướng đi chiến lược mới, nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài, sự chuyển dịch giá trị trong ngành. Nó cũng có thể chỉ ra một chiến lược giá mới như thâm nhập, phân biệt, hớt váng, gộp sản phẩm, định giá sản phẩm liên kết, giảm giá hay mất vị trí dẫn đầu. Nó cũng chỉ ra một chiến lược chiêu thị mới như kéo, đẩy, cân bằng, tạo ra doanh số ngắn hạn, tạo ra hình ảnh lâu dài, mục tiêu truyền thông, so sánh, ảnh hưởng,…., ý tưởng sáng tạo mới, những thu hút mới, giọng điệu, chủ đề hay một agency quảng cáo mới. Nó cũng có thể chỉ ra chiến lược phân phối mới, đối tác phân phối mới, mở rộng hệ thống phân phối, phát triển chiều sâu của hệ thống phân phối, thay đổi sự tập trung phân bổ theo khu vực địa lý, hay phân phối độc quyền.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanhChiến lược truyền thông của đối thủ cho ta biết ngân sách được phân bổ ra sao, chiến lược phân khúc và tiếp cận thế nào. Xét từ khía cạnh chiến thuật, nó có thể hỗ trợ cấp quản lý triển khai kế hoạch truyền thông của riêng mình. Khi nắm rõ được khối lượng mua truyền thông, kênh truyền thông được chọn, tần xuất, độ phủ, sự liên lục, lịch phát sóng của đối thủ, cấp quản lý có thể sắp xếp kế hoạch truyền thông để chúng không đụng phải đối thủ. Những nguồn thông tin khác bao gồm triển lãm thương mại, danh mục giấy phép, khách hàng chung, báo cáo thường niên và hiệp hội ngành nghề.
Bên cạnh việc phân tích những đối thủ hiện tại, cần thiết phải dự báo những mối đe dọa cạnh tranh trong tương lại. Những đối thủ mới thường là các công ty cạnh tranh trong thị trường/sản phẩm liên quan. Phần lớn những doanh nhiệp có được sự thành công là nhờ chiến lược biết "phân tích đối thủ cạnh tranh" nên một số công ty còn thuê luôn cả chuyên gia cung cấp thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh.
4.75 sao của 2747 đánh giá
Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh
Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh
TRUNG TÂM SÁCH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tư vấn miễn phí 1146/9 Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp