giỏ hàng
Giỏ hàng

Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả

Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh. Không chỉ giúp hương vị món ăn thêm hấp dẫn, các loại rau thơm còn được biết đến với tác dụng chữa trị và ngăn ngừa một số căn bệnh thường gặp. Bạn có thể kết hợp mỗi loại rau thơm này với những thực phẩm khác nhau để tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, trước đó nên tìm hiểu xem những loại rau thơm và thực phẩm nào nên kết hợp với nhau và kết hợp như thế nào để chúng có thể phát huy công dụng một cách tối đa, hạn chế những tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả: 
- Cây Rau Răm: còn có tên gọi là thuỷ liễu, hương lục... vị cay, tính ấm không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn, làm dịu tình dục. Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Rau Răm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Một số bài thuốc từ cây rau răm:
Trị chứng tiêu hoá kém: Mỗi ngày dùng 15g-20 g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch,vắt lấy nước cốt uống.
Trị say nắng: Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng (30 g), đinh lăng (16 g), mạch môn (10 g), đem sao vàng, sắc với 600 ml nước cô lại 300 ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.
- Cây Thì Là (thìa là): còn gọi là thời la, đông phong. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ẩm, không độc, điều hoà món ăn, bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng. Rau thì là chữa rối loạn dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu. Lợi tiểu và kháng khuẩn, thì là rất hữu dụng khi điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang. Thêm vào đó, loại thảo dược này còn giúp chống viêm đường tiêu hóa và trị bệnh rối loạn dạ dày. Nó cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu và giảm lượng cholesterol. Bạn có thể sử dụng cùng lúc cả hạt và cây thì là tươi để nâng cao hiệu quả. Loại rau thơm này thường đi cùng các món ăn hải sản, xà lách, khoai tây và các món luộc. Thậm chí bạn còn có thể chế biến món trà thì là.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Và Hạt Thì Là  Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là:
Trị chứng đái rắt (đái són): lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.
Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.
- Cây Rau Mùi: còn được gọi là ngò ta, hương tuy... có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi tốt cho người bị mất ngủ và lo lắng. Hạt mùi sớm đã được sử dụng để điều trị chứng lo lắng, mất ngủ và còn có khả năng an thần. Rau mùi tươi cải thiện trí nhớ đồng thời giúp giảm các triệu chứng dị ứng, thương hàn, chống vi khuẩn chống nấm. Rau mùi cũng được xem như chất giải độc hữu hiệu trong các trường hợp ngộ độc các chất như chì hay thủy ngân. Bên cạnh đó, các lợi ích khác của rau mùi còn có điều hòa nồng độ insulin, giảm lượng cholesterol trong máu và và giảm đau đầu. Rau mùi phát huy công dụng mạnh nhất khi cho vào món ăn ngay trước khi ăn, tránh đun quá lâu dẫn đến việc nhiệt lượng trong đồ ăn làm giảm tác dụng của loại rau thơm này.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Rau Mùi Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi:
Trị chứng kiết lị: một vốc hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ. Pha 7-8 g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường; lị đàm thì uống với nước gừng, ngày uống hai lần.
Trị chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp rau mùi với rau húng chanh ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu.
- Cây Mùi Tàu: còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu... có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tì vị, kích thích tiêu hoá...
Một số bài thuốc từ cây mùi tàu:
Trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu: rau mùi tàu 50 g, kết hợp với gừng tươi, rau thái dài 4 cm, gừng đập dập. Cho 2 thứ vào siêu đất, đổ chừng 400 ml nước sắc lại còn 200 ml chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.
Trị chứng sốt nhẹ: Mùi tàu 30 g, thịt bò tươi 50 g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600 ml nước. ăn nóng, khi ăn thêm ít tiêu bột, rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Mùi Tàu Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Rau Húng Chanh: còn gọi là cây rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công dụng giải cảm, tiêm đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi...
Một số bài thuốc từ cây húng chanh:
Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12 g, lá tía tô 10 g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng ăn thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.
Chữa ho cho trẻ: húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng mà lại đỡ ho.
Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sach, thái nhỏ hoặc nhai kỹ cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.
- Cây Tía Tô: còn gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Toàn bộ cây tía tô có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá tía tô vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Quả tía tô có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Hạt tía tô chữa táo bón, mộng tinh...
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Tía Tô Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Một số bài thuốc từ cây tía tô:
Trị chứng cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10 g lá tía tô cho vào cháo, ăn nóng, đắp chăn kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20 g lá tía tô tươi, giã nát, đun sôi với nước, uống.
Chữa trúng độc do ăn hải sản: Nếu ăn hải sản bị dị ứng, mẩn đỏ người thì dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy nước uống, bã xát vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc có thể kết hợp với sinh khương (8 g), gừng tươi (8 g), cam thảo (4 g) đun với 600 ml, cô lại còn 200 ml, uống lúc nóng, chia 3 lần/ngày. Chữa táo bón: Khoảng 15 g hạt tía tô,15 g hạt hẹ giã nhỏ, trộn với nhau chế thêm 200 ml nước, lọc lấy nước cốt, nấu cháo ăn rất tốt, đặc biệt là trị chứng táo bón lâu ngày ở người già và người cơ thể bị suy yếu.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Xô Thơm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Cây Xô Thơm: chữa đau khớp, mồ hôi trộm và các triệu chứng mãn kinh. Cây xô thơm đặc biệt mang lại ích lợi cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt có tác dụng giảm các triệu chứng mãn kinh. Cây xô thơm cũng có hiệu quả nhất định trong việc điều trị đau khớp, ra nhiều mồ hôi và đau bụng. Chất chống oxy hóa trong cây xô thơm giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Xô thơm có thể dùng trong trà, thêm vào các món sald, súp và nhồi thịt.
- Rau Húng Tây: trị bệnh về tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ. Húng tây có tính chất nhuận tràng và là liều thuốc công hiệu chữa trị chứng đau đầu, mất ngủ. Tinh dầu trong lá húng có tác dụng chống viêm đường tiêu hóa và các khớp, cũng giúp lợi tiểu và chống lão hóa. Bạn có thể sử dụng những cọng húng tươi để trang trí món ăn, làm salad cà chua, ăn cùng súp, trứng và các món cơm khác.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Cây Ngò Tây: trị táo bón và các bệnh về thận. Trong số các loại thảo mộc có lợi cho sức khỏe, ngò tây cũng rất giàu chất chống oxy hóa và giúp giảm chứng viêm thận. Ngò tây lợi tiểu (tăng lưu lượng nước tiểu) và chữa táo bón khá hiệu quả. Loại cây này cũng được xem như liều thuốc bổ cho cơ thể vì ngò tây giàu vitamin K- một loại vitamin tốt cho xương. Hãy thêm loại rau thơm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn khi chế biến các món trứng chiên, khoai nghiền, cá và các món cơm, thịt hoặc chả… Ngoài ra, bạn còn có thể nhai một vài cọng ngò tây cuối bữa ăn để phòng ngừa hôi miệng và “tiếp sức” cho quá trình tiêu hóa.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Bạc Hà Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Cây Bạc Hà: “xoa dịu” chứng căng thẳng thần kinh, rối loạn chức năng dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Tinh dầu bạc hà có tính năng khử trùng và sát khuẩn, làm giảm chứng khó tiêu, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích và rối loạn chức năng dạ dày. Nó cũng giúp hệ thống thần kinh khỏe mạnh, làm giảm đau đầu. Bạn có thể trộn bạc hà cùng nước sốt, tương ớt hoặc sữa chua hay ăn kèm với các món ăn “chuộng” gia vị như cà ri bò, gà.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cỏ Xạ Hương Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Cỏ Xạ Hương: trị hen suyễn, cảm lạnh, viêm phế quản, ho và cúm. Công dụng làm sạch chất nhầy của xạ hương được ứng dụng để chữa các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho, cảm cúm và viêm xoang. Loại rau thơm này còn có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa giống như một loại thuốc bổ. Bạn có thể chế biến món trà xạ hương để trị các bệnh về cổ họng bởi chúng có thành phần chống viêm. Món thịt cũng sẽ ngon và dễ tiêu hóa hơn nhờ loại gia vị này.
 
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Cây Hương Thảo Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
- Cây Hương Thảo: chống viêm và các loại bệnh về gan. Trong thành phần có chứa chất chống oxy hóa, cây hương thảo có khả năng kháng viêm và sát trùng. Ngoài tác dụng chống viêm, nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh gan và bệnh tim. Bạn có thể thêm một nhánh hương thảo vào tách trà để uống hay súc miệng vào sáng sớm để chữa lành các bệnh răng miệng và viêm họng. Hương thảo cũng chứa một loại tinh dầu có tác dụng xoa dịu thần kinh và ổn định dạ dày. Ngoài ra, hương thảo còn giúp ngăn ngừa rụng tóc và cải thiện trí nhớ.
 
4.65 sao của 2270 đánh giá
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
Các Loại Rau Thơm Dễ Kiếm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Rất Hiệu Quả
TRUNG TÂM SÁCH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tư vấn miễn phí 1146/9 Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp